CHÚ Ý MÔI TRƯỜNG QUANG CẢNH
Không chọn “hướng khí” mà đối chiếu với môi trường bên ngoài bất lợi. Mặc dù “hướng khí” của ta được coi là tốt đối với ta, nhưng nếu các yếu tố bên ngoài tác động ngược lại, gây hại cho chủ nhân ngôi nhà thì ta nên chọn hướng khác, căn cứ vào 3 phương pháp đã cung cấp ở trên để tránh.

Ví dụ: Hướng ta chọn tốt nhưng nó lại trông ra một nghĩa trang, một khu thờ cúng, một vực sâu, v.v… thì dứt khoát ta phải chuyển dời cửa chính, v.v… (tham khảo ngoại cảnh xấu đối với nhà ở…).

CHÚ Ý HUYỀN QUAN – CỬA CHÍNH
Cửa chính (Huyền Quan) được các nhà phong thủy Trung Hoa xem như cái miệng của con người, nơi nạp và thải khí, nạp và thải năng lượng, v.v… Nó rất quan trọng.

Chính vì lẽ đó mà cửa chính không nên bị các vật cản trở hay xâm hại (theo quan niệm phong thủy) trước bên ngoài, chủ yếu từ đối diện mặt tiền.

1. Ví dụ: Cửa chính đối diện với một góc nhọn của tường nhà đối diện.

2. Trước cửa nhà có cây to dáng như một cái nạng cao su (có 2 cành to chẻ), song ta lại không được phép dọn bỏ cây đó, cành cây đó. Ta cũng nên chuyển hướng cửa chính sang điểm khác.

3. Không chọn hướng khí mà phía trước cửa nhà là một cái ao, hồ, đầm, v.v… mà các thứ đó có một góc nhọn đâm thẳng vào cửa chính (Huyền Quan). Cũng cần tránh hoặc chuyển sang phương vị khác để tránh điều bất lợi.

4. Ngoài cửa chính thì cổng chính cũng rất quan trọng.
Cửa chính là “miệng” của nhà, còn cổng là “miệng” của cả thửa đất. Vì vậy, nó cũng có ý nghĩa và có những điều cần tránh như đối với cửa chính (Huyền Quan).

Tất nhiên, trong thực tế (phần lớn nhà sát đường phố), nhiều nhà ở chỉ có cửa chính. Nó vừa là cửa chính vừa là cổng nhà.
Nhưng nếu địa thế cho phép ta có cả cửa chính và cổng, thì ta cần tìm một hướng cho cổng ở góc khác hoặc lệch khỏi cửa chính, và cũng ở một phương vị tốt khác nữa.

Lúc này, cổng đóng vai trò chủ đạo và cần phải tránh các ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài. Cổng đã thay cho cửa chính.
Không chỉ người châu Á mà cả người châu Âu, châu Mỹ, v.v… cũng rất chú ý đến việc xây dựng cổng. Các kiến trúc cầu kỳ và tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về cửa hay cổng của các khu hay cung điện, nhà thờ, v.v… Người Trung Quốc, Ấn Độ, Đức, Pháp, Ý, Ai Cập, v.v… cũng đều tôn trọng phép “kiêng kỵ” theo quan niệm của mỗi dân tộc, khi bố trí cửa hay cổng với những quy tắc kiến trúc và mỹ thuật.

Như vậy, “phép phong thủy” đã được con người áp dụng ngay ở góc độ này (hướng khí). Nó đều mang tính khoa học và là kinh nghiệm sống đã được tích lũy, rút ra quy tắc từ hàng ngàn năm trước.

5. Không nên áp đặt đúng chính phương của một hướng chính nào.
Đó là phương chính Bắc, chính Nam, chính Đông hay chính Tây. Khi ta chọn một trong 4 “hướng khí” này, ta nên chỉnh lệch đi 1° đến 5° là tốt nhất.

Ví dụ: Nếu chọn hướng chính Nam thì nên xây mặt tiền hướng cửa hay cổng (tùy điều kiện thực tế) lệch đi 1° đến 5° độ la bàn. Điều này đảm bảo tính giao động của dòng khí và “tiến động” của Trái Đất lên quỹ đạo.

CHỌN ĐỊNH “HƯỚNG KHÍ” DỰA VÀO QUAN ĐIỂM CỦA THUYẾT “NGŨ HÀNH” TRUNG HOA

1. Thuyết Ngũ Hành (đã trình bày ở phần thuyết Ngũ Hành) không chỉ phân định các hướng theo các hành: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. Mà để chi tiết thêm, họ còn phân định cả các giờ (12 giờ can chi) cũng mang thuộc tính các hành cụ thể.

Vậy phép phong thủy định “hướng khí” cho một chủ sở hữu của (nhà ở, văn phòng, công xưởng, v.v…) dựa vào Ngũ Hành là gì? Đó là dựa vào giờ sinh của chủ sở hữu ấy để định “hướng khí” cho công trình của họ.

2. Hành của các giờ quy đổi Âm-Dương lịch:

Giờ Dương Lịch Giờ Âm Lịch Ngũ Hành Tính
23:00 – 01:00 Giờ Tý Mộc
01:00 – 03:00 Giờ Sửu Mộc
03:00 – 05:00 Giờ Dần Hỏa
05:00 – 07:00 Giờ Mão Hỏa
07:00 – 09:00 Giờ Thìn Thổ
09:00 – 11:00 Giờ Tỵ Thổ
11:00 – 13:00 Giờ Ngọ Kim
13:00 – 15:00 Giờ Mùi Kim
15:00 – 17:00 Giờ Thân Thủy
17:00 – 19:00 Giờ Dậu Thủy
19:00 – 21:00 Giờ Tuất Thủy
21:00 – 23:00 Giờ Hợi Thủy

3. Giờ Sinh Theo Ngũ Hành Và Định Hướng Khí Dựa Vào “Bát Quái Hướng”

TÌM HIỂU VỀ PHONG THỦY NHÀ ĐẤT

Những điều cần chú ý khi chọn hướng khí

Không chọn "hướng khí" mà đối chiếu với môi trường bên ngoài bất lợi. Mặc dù "hướng khí" của ta được coi là tốt đối với ta, nhưng nếu các yếu tố bên ngoài tác [...]

Tham chiếu tám phương vị theo thuyết “Tam Nguyên Cung Phi”

Khi áp dụng “hướng khí” theo “tám phương vị tốt xấu”, tốt nhất nên dùng năm Âm lịch để tránh nhầm lẫn. Năm Dương lịch chỉ đi kèm nhằm giúp nhanh nhận biết nếu chỉ [...]

Chi tiết các phương vị tốt, xấu của 8 quẻ trong “Tám phương vị tốt xấu” (Bát Cẩm Trạch)

Hướng khí chung của mỗi Nguyên Kỳ ảnh hưởng đến toàn khu vực, nhưng khí chi tiết lại có sự khác biệt, tùy thuộc vào vị trí cụ thể.

Về thuyết “Tam Ngươn Cung Phi” trong phong thủy Trung Hoa

Thuyết “Tam Ngươn Cung Phi” là một học thuyết cổ của các học giả Trung Hoa, được hình thành cách đây hàng nghìn năm.

Phân biệt hướng nhà và hướng khí – hướng huyền quan

Nhà phong thủy quan tâm đến phương vị của “hướng nhà”, tức hướng lưng nhà (hướng mặt sau của ngôi nhà), và “hướng khí” - hướng của Huyền Quan (tức hướng của cửa chính vào [...]

Cách khắc phục khí không đúng “Hướng Khí”

Cũng dựa vào năm sinh. Song trong thực tế, nếu không thể tìm được “hướng nhà” cho ngôi nhà theo tuổi của chủ nhân, ta có thể vận dụng hướng theo “quẻ” trong “Bát Cẩm [...]

Định Hướng Khí Cho Từng Tuổi Theo Phép Phong Thủy

Hướng nhà hợp tuổi theo phong thủy là hướng nào của cung vị đối với tuổi đó. Đây là hướng "lưng nhà", tức là hướng sau nhà, không liên quan đến hướng khí (hướng trước [...]

Hình Khối Kiến Trúc Nhà Không Lý Quả Cho Gia Chủ

Hình khối kiến trúc của ngôi nhà có ảnh hưởng lớn đến việc thu nạp sinh khí và thải độc khí. Khi các dòng khí chuyển vận bị cản trở, chúng khó lưu thông, dẫn [...]

Ngôi nhà với ngoại hình tốt và không tốt trong phong thủy

Sau lưng nhà có núi, đồi, gò, dồng cao và sạch là "cát trạch" một ngôi nhà ở sẽ có nhiều điều tốt lành. Đây là thế đất vũng mạnh. Nó cản khí tốt, không [...]

Các thử đất có ngoại hình, vị trí không đẹp

Những thửa đất có ngoại hình không đẹp hoặc nằm ở vị trí bất lợi đều cần các phương pháp điều chỉnh và hóa giải phong thủy để giảm thiểu tác động tiêu cực và [...]

Đánh giá các thế đất qua ngoại hình, vị trí

Một thửa đất đáp ứng được những tiêu chí này sẽ giúp gia chủ có tinh thần thoải mái, vui vẻ, bình tĩnh, và yên tâm trong cuộc sống hàng ngày.

Quan điểm về phẩm chất một khu đất, một thửa đất

Thuật phong thủy đánh giá về một khu đất hay về một thửa đất theo phẩm chất, chứ không tính đến kích cỡ to hay nhỏ của khu đất hay thửa đất đó.

PHONG THỦY HOME

Website cung cấp thông tin về thiết kế phong thủy nhà ở

Giờ Dương lịch Giờ Âm lịch quy đổi Ngũ Hành Các định hướng khí tham khảo
23 giờ đến 1 giờ Giờ Tý Mộc Hướng Bắc
1 giờ đến 3 giờ Giờ Sửu Mộc Bắc giáp Đông Bắc
3 giờ đến 5 giờ Giờ Dần Hỏa Đông giáp Đông Bắc
5 giờ đến 7 giờ Giờ Mão Hỏa Chính Đông
7 giờ đến 9 giờ Giờ Thìn Thổ Đông giáp Đông Nam
9 giờ đến 11 giờ Giờ Tỵ Thổ Nam giáp Đông Nam
11 giờ đến 13 giờ Giờ Ngọ Kim Chính Nam
13 giờ đến 15 giờ Giờ Mùi Kim Nam giáp Tây Nam
15 giờ đến 17 giờ Giờ Thân Thủy Tây giáp Tây Nam
17 giờ đến 19 giờ Giờ Dậu Thủy Chính Tây
19 giờ đến 21 giờ Giờ Tuất Thủy Tây giáp Tây Bắc
21 giờ đến 23 giờ Giờ Hợi Thủy Bắc giáp Tây Bắc