1. Mẫu tự đầu tiên – Discipline Code (Lĩnh vực)

Ký tự đầu tiên quy định lĩnh vực, thường là chữ viết tắt của các thuật ngữ tiếng Anh:

  • A: Architect – Kiến trúc.
  • C: Civil Engineering – Xây dựng dân dụng.
  • E: Electrical – Điện.
  • F: Fire Protection – Phòng cháy.
  • G: GIS (Geographic Information Systems) – Tư liệu địa lý.
  • I: Interior Design – Trang trí nội thất.
  • L: Landscape Architecture – Kiến trúc phong cảnh.
  • M: Mechanical – Cơ khí.
  • O: Other Consultants – Những yếu tố tư vấn khác.
  • P: Plumbing – Hệ thống ống nước.
  • Q: Equipment Consultants – Những yếu tố về thiết bị.
  • S: Structural – Cấu trúc, sắt thép.
  • T: Telecommunications – Thông tin, điện báo, điện thoại.
  • W: Contractors – Công ty hợp đồng.
  • X: Sub-contractors – Công ty hợp đồng phụ.
  • Z: Contractor/Shop Drawings – Công ty hợp đồng/Văn phòng thiết kế.

2. Mẫu tự thứ hai

  • Dành cho quy tắc trong tương lai hoặc theo quy định riêng của công ty hoặc công trình.

3. Nhóm chính – Major Group

Nhóm này xác định các yếu tố chính trong hệ thống xây dựng.

  • Quy ước có thể được rút gọn, ví dụ:
    • WAL thay vì WALL (Wall – Tường).
    • DOR thay vì DOOR (Door – Cửa).

4. Nhóm phụ – Minor Group

Nhóm này bổ sung thông tin chi tiết hoặc dành cho các quy định trong tương lai.

  • Ví dụ:
    • A-WALPR:
      • A: Architect – Kiến trúc.
      • WAL: Wall – Tường.
      • PR: Partial height – Phần tường có chiều cao riêng.
    • Những ký tự thường dùng:
      • ID: Identification – Nhận dạng.
      • PA: Pattern – Mẫu.
      • DE: To be demolished – Chi tiết được tháo gỡ.
      • EX: Existing to Remain – Chi tiết hiện có giữ lại.
      • NW: New Work – Công việc mới.

5. Nhóm chú thích – Annotation Group

Nhóm này bao gồm các ký tự bổ sung và dấu gạch ngang, dùng để thêm thông tin chú thích.

  • Quy định ký tự:
    • N: Note – Ghi chú.
    • T: Text – Chữ.
    • D: Dimensions – Kích thước.
    • S: Symbols – Ký hiệu.
    • B: Borders and Title Blocks – Tên bản vẽ hoặc Block ghi chú.
    • C: Construction Lines – Đường thiết kế phụ hoặc không in.
    • P: Plot information – Thông tin in ấn.
    • R: Redlines – Dấu gạch đỏ.
    • L: Legends and Schedules – Bảng chú thích.
    • V: Revisions – Chi tiết nới rộng.
    • K: Keynotes – Chi tiết cơ bản.

Ví dụ cụ thể:

  • Layer kích thước tường:
    • A-WAL—D:
      • A: Architect – Kiến trúc.
      • WAL: Wall – Tường.
      • D: Dimensions – Kích thước.

Khả năng khác không bắt buộc trong quy định tên Layer

1. Yếu tố vật lý không bắt buộc

Tên Layer có thể được thêm một ký tự thể hiện đặc tính vật lý của chi tiết xây dựng:

  • Gạch ngang: Không sử dụng, dành cho toàn bộ.
  • N New part: Chi tiết mới.
  • E Existing to remain: Chi tiết hiện có được giữ lại.
  • R To be removed: Chi tiết tháo gỡ.
  • T Temporary: Chi tiết tạm thời.
  • O To be moved (original position): Chi tiết cần di chuyển khỏi vị trí ban đầu.
  • F To be moved (final position): Chi tiết di chuyển đến vị trí cuối cùng.

2. Khu vực (Sector)

Sử dụng 4 ký tự để mô tả đặc tính khu vực theo tiêu chuẩn ISO 4157-2/3:

  • —- Whole project: Toàn bộ công trình.
  • 00– Ground floor: Tầng trệt.
  • 02– 2nd floor: Tầng 2.
  • -1— Basement: Tầng hầm.
  • SA– Section AA: Khu vực AA.
  • EA– Elevation A: Độ cao A.
  • EB– Elevation B: Độ cao B.
  • –B1 Block 1: Lô 1.
  • –A- Zone A: Vùng A.
  • 01B1 1st floor, Block 1: Tầng 1, Block 1.
  • -2– 2nd basement level: Tầng hầm 2.
  • 01A- Storey 01, Zone A: Phòng cùng đặc tính 01, khu vực A.

3. Giai đoạn (Phase)

Mô tả thời gian hoặc vị trí công việc phụ, gồm 1 ký tự:

  • Whole duration: Toàn bộ thời gian.
  • P Pre-design/Preliminary: Giai đoạn phác thảo.
  • D Design: Giai đoạn thiết kế.
  • R Procurement: Cung cấp.
  • C Construction: Thiết kế khung.
  • 0 Post-construction: Sau khi xây dựng.
  • 1 Phase 1 (pre-design): Giai đoạn thiết kế 1.
  • 2 Phase 2: Giai đoạn thiết kế 2.
  • 3 Phase 3 (license design): Phục vụ xin giấy phép.

4. Cấu hình (Projection)

Thể hiện phép chiếu hoặc hướng nhìn, gồm 1 ký tự:

  • All: Áp dụng cho tất cả.
  • 0 Plan: Mặt bằng.
  • 1 Elevation: Độ cao.
  • 2 Section: Mặt cắt.
  • 3 3D model: Mô hình 3D.

Ví dụ cụ thể:

  1. Layer chi tiết mới ở tầng trệt:

    • A-WAL-N00--0
    • A: Kiến trúc (Architect).
    • WAL: Tường (Wall).
    • N: Chi tiết mới (New part).
    • 00–: Tầng trệt (Ground floor).
    • 0: Mặt bằng (Plan).
  2. Layer mặt cắt tầng hầm:

    • C-STR-E-1--2
    • C: Kết cấu dân dụng (Civil Engineering).
    • STR: Kết cấu (Structure).
    • E: Chi tiết giữ lại (Existing to remain).
    • -1–: Tầng hầm (Basement).
    • 2: Mặt cắt (Section).

HƯỚNG DẪN HỌC THIẾT KẾ AUTOCAD

Những mẫu tự đầu được quy định trong Autocad

Những mẫu tự đầu được quy định trong Autocad Ký tự đầu tiên quy định lĩnh vực, thường là chữ viết tắt của các thuật ngữ tiếng Anh:

Tiêu chuẩn về Layer trong CAD.

ISO 13567 là tiêu chuẩn quốc tế dành cho tổ chức và đặt tên lớp Layer trong CAD. Phát hành năm 1998 bởi Ủy ban Kỹ thuật TC 10 và Tiểu ban SC 8.

Tiêu chuẩn tên tập tin bản vẽ trong CAD

Tập tin bản vẽ trong CAD và các tiêu chuẩn đặt tên. Quy định đặt tên tập tin bản vẽ trong CAD Tùy theo ngành nghề và từng nơi, có những quy định khác nhau.

Thống kê đối tượng trên bản vẽ autocad

Lệnh FILTER giúp bạn lọc và thống kê các đối tượng trong bản vẽ theo các thuộc tính cụ thể, như loại đối tượng, màu sắc, layer, v.v.

Tính diện tích – chu vi – độ dài cho đối tượng trong autocad

Lệnh AA trong AutoCAD là viết tắt của lệnh AREA, dùng để tính diện tích, chu vi, và độ dài của các đối tượng hình học.

Kiểm tra tỷ lệ vẽ trong autocad

Kiểm tra tỉ lệ bản vẽ trong AutoCAD có mục đích quan trọng nhằm đảm bảo tính chính xác và chất lượng của bản vẽ kỹ thuật. Nếu tỉ lệ bản vẽ không đúng, khối [...]

Quản lý đối tượng trong bóc tách khối lượng

Lệnh Pu (Purge) đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa và làm sạch bản vẽ trước khi tiến hành các bước tính toán khối lượng.

Lợi ích và nội dung của khóa học bóc tách khối lượng

Bóc tách khối lượng là quá trình phân tích, tính toán và liệt kê các thành phần vật liệu, công việc cần thực hiện cho một công trình hoặc dự án xây dựng.

Chèn văn bản và in ấn trong autocad

Lệnh này cho phép ta nhập vào 1 đoạn văn bản (nhập văn bản có thể chứa nhiều dòng) và khi chỉnh sửa bằng cách đúp chuột vào Mtext thì có Tab hiệu chỉnh Text [...]

Tô màu ký hiệu miền đối tượng trong autocad

Hatch là công cụ để tô màu – ký hiệu cho miền đối tượng. Để hatch cần phải có biên dạng là 1 miền kín (tốt nhất nên là đường Polyline). Có thể Hatch 1 [...]

Các hiệu ứng biết đổi và sao chép trong autocad

Thay đổi tỉ lệ (scale) Sao chép hình (copy) Tạo đối tượng đối xứng (mirror) Tạo đối tượng song song (offset) Sao chép đối tượng theo mảng (array)