PHẨM CHẤT MỘT KHU, MỘT THỬA ĐẤT

I. Quan điểm về phẩm chất một khu đất, một thửa đất

Thuật phong thủy đánh giá về một khu đất hay về một thửa đất theo phẩm chất, chứ không tính đến kích cỡ to hay nhỏ của khu đất hay thửa đất đó.

  1. Phẩm chất theo nghĩa phong thủy đánh giá là các tác nhân xung quanh và của chính thửa đất đó. Nói cụ thể hơn, đó là quang cảnh của khu đất, của thửa đất ấy.
  2. Quang cảnh gồm có quang cảnh tự nhiên và quang cảnh nhân tạo (do con người tạo nên mà có). Dù đó là quang cảnh tự nhiên hay nhân tạo, nó đều tác động đến khu đất hay thửa đất ấy. Vì vậy, quang cảnh làm nên phẩm chất của khu đất hay của thửa đất.
    Ở đây ta cũng đừng lầm tưởng quang cảnh với môi trường hay phong cảnh.
  3. Môi trường hay phong cảnh là những phạm trù rộng. Quang cảnh gồm những thực thể rất cụ thể, tác nhân cụ thể, ảnh hưởng cụ thể tới sinh khí và ác khí, tới “điềm lành” và “điềm dữ” đối với khu đất, thửa đất.

II. Quang cảnh thiên tạo và nhân tạo

  1. Những quang cảnh thiên tạo có ý nghĩa phong thủy
    Quang cảnh thiên tạo, ví dụ:
    • Sông, ngòi, rạch, lạch, suối nước, thác nước.
    • Ao, hồ (tự nhiên), đầm, phá, bờ biển, vịnh.
    • Cây lớn, lùm cây rậm rạp (tự nhiên không do người trồng).
    • Mạch nước ngầm.
    • Núi, đồi, dãy, dốc có các hình dạng cụ thể.
    • Đống đá, hòn đá cuội to, đụn đá, cột đá có dạng thể rõ ràng (tự nhiên).
    • Khe, thung lũng.
    • Bình nguyên.
    • Cồn cát, triền cát, đồng cát.
    • Sa mạc…
  2. Các quang cảnh nhân tạo có ảnh hưởng nhiều tới phong thủy
    Quang cảnh nhân tạo bao gồm:
    • Kênh đào, mương, máng nước, nông giang.
    • Hồ chứa nước, ao đào, đập chứa nước.
    • Bồn phun nước, bể nước lớn, nhỏ.
    • Vòi nước.
    • Giếng đào, giếng khoan nước.
    • Hệ thống ống nước cấp nước, cống thoát nước thải.
    • Hệ thống ống dẫn hơi gas đốt.
    • Vườn, vườn hoa, ruộng bậc thang.
    • Đường lộ, đường phố, ngõ, ngách, hẻm, đê, đập.
    • Đường sắt.
    • Cầu, cống nổi, cống ngầm.
    • Đường hầm, đường tàu hỏa, tàu điện ngầm.
    • Các ngã đường giao cắt nhau.
    • Hầm mỏ.
    • Cột điện, cột đèn.
    • Hệ thống cáp điện treo, cáp điện ngầm, cáp viễn thông…
  3. Các thực thể công trình kiến trúc ảnh hưởng tới phong thủy
    Ví dụ:
    • Nhà, chung cư, cao ốc, dinh thự, lâu đài, lều quán.
    • Nhà thờ, đền, chùa, am, miếu, đình, tháp.
    • Trụ đá, tường ngăn, rào chắn cứng.
    • Hòn non bộ, núi giả.
    • Cổng chào, lễ đài, đài thờ.
    • Đài tưởng niệm, các loại tượng đài.
  4. Các nơi công cộng, công sở đặc thù có ảnh hưởng tới phong thủy
    Ví dụ:
    • Chợ, trường học, bệnh viện, khu hành chính, ngân hàng.
    • Quảng trường.
    • Pháo đài.
    • Đồn, bốt, điểm canh.
    • Thành quách.
    • Đồi nhân tạo.
  5. Những thực thể thuộc về kỹ nghệ… có ảnh hưởng tới phong thủy
    • Nhà máy, công xưởng, các công trình kỹ thuật đặc thù.

Ví dụ:

  • Ống khói
  • Tháp cao
  • Bồn chứa ga, xăng dầu, bồn nước, hệ thống đun nước nóng
  • Kho chứa, kho lạnh, khu nhà xác.
  • Hệ thống quạt, phát điện hay bơm nước lớn dựng đơn hoặc dựng thành hàng dài

III. Các tác nhân làm mất cân bằng âm dương

  1. Khu hay một nhà, một kho… cũng có thể làm mất cân bằng âm dương
    Sự mất cân bằng âm dương sẽ làm cho vùng lân cận nhận những tổn hại về phong thủy, khiến con người sống trong khu vực đó kém dần sức lực, dễ ốm đau, bệnh tật, và suy kiệt thể xác.

  2. Những tác nhân làm mất cân bằng âm dương

  • Kho bảo ôn, kho lạnh
    Những nơi này, sức lạnh lấn áp sức nóng. Sức nóng duy trì sự sống, trong khi cái lạnh lại làm ngưng đọng sự sống. Theo thuyết âm dương, sự mất cân bằng giữa nóng (thuộc dương) và lạnh (thuộc âm) sẽ ảnh hưởng lớn đến sự sống còn của mọi sinh vật.

  • Khu lò nung, lò luyện kim, nồi hơi
    Ngược lại với “khu lạnh,” các nơi có lò nung (vôi, gạch, gốm…), lò luyện kim (thép, hợp kim), hoặc nồi hơi (đun hơi nóng) để sưởi ấm khu nhà hoặc chạy máy móc, phát ra liên tục sức nóng (thuộc dương), làm hao tổn khí mát (thuộc âm). Điều này phá vỡ sự cân bằng âm dương. Hậu quả là những ai sống gần đó sẽ dễ suy kiệt sức lực, đau đầu, bệnh tật liên miên.

  • Khu nhà xác
    Khu nhà chứa xác chết là nơi dày “ác khí” về mặt phong thủy. Theo tâm linh, đây là nơi có “âm vương”; theo y học, “sát khí” phát sinh từ khí độc mang bệnh tật từ các xác chết thoát ra.

Tất cả những yếu tố này đều thuộc “ác khí” và đồng thời làm mất sự cân bằng âm dương của cả khu vực.

IV. Tác nhân làm thay đổi hướng khí và sự cân bằng âm dương

1. Tác động thay đổi hướng khí
Làm thay đổi hướng khí hoặc điều chỉnh hướng khí, phản chiếu hướng khí nhằm thay đổi giá trị phong thủy thường sử dụng các tấm gương phẳng hoặc các mặt phẳng bóng sáng khác.

Điều chỉnh hướng khí
Nhà phong thủy sử dụng tấm gương phẳng hứng “sinh khí” vào vị trí cần thiết. Ví dụ:

  • Khi giường kê hoặc bàn đặt sai hướng, một chiếc gương phẳng đặt đúng vị trí sẽ giúp cân bằng khí.
  • Gương phẳng đặt trước nhà có thể phản chiếu góc cạnh của nhà phía trước.

2. Gương phẳng giúp khắc phục thiếu sót của ngôi nhà
Trong một ngôi nhà bị thiếu hụt một góc nào đó, gương phẳng có thể bổ khuyết, tạo cảm giác dài hoặc rộng thêm.

V. Phong thủy với các thuyết lý

1. Phong thủy với thuyết âm dương

Thuyết âm dương Trung Hoa là nền tảng cho các luận giải về phong thủy. Sự mất cân bằng âm dương làm mọi vật trong tự nhiên rối loạn.

Âm dương duy trì sự sống bằng cách bổ sung cho nhau: trong dương có âm, trong âm có dương. Hai yếu tố này phối hợp và thông suốt trong tự nhiên.

2. Phong Thủy và Thuyết Ngũ Hành

Ngũ Hành là một thuyết được các nhà trí gia Trung Hoa đề xướng từ vài nghìn năm trước Công nguyên.

Thuật phong thủy vận dụng rất nhiều kiến thức về Ngũ Hành. Bất cứ một dạng thể nào của thế giới vật chất và các thực thể sống đều được quy thuộc vào một Hành trong Ngũ Hành:

  • Ngũ Hành gồm: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, tạo thành một vòng sinh liên hoàn không dứt.
  • Đồng thời, Thủy, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ cũng tạo thành một vòng khắc chế liên hoàn, tuần tự không ngừng.

Thuật phong thủy áp dụng Ngũ Hành để nhận định tính chất của một khu đất hay một thửa đất. Từ đó, phong thủy đưa ra những nhận định về môi trường của khu đất hoặc địa điểm đất đó. Các nhà địa lý khuyên nên ứng xử như thế nào để có thể tận dụng được những lợi ích mà môi trường mang lại.

  • Ngũ Hành có các tượng nhàm cụ thể hóa khi ta quan sát. (Thuyết Ngũ Hành sẽ trình bày chi tiết ở phần sau để tham khảo).

IV. Tác nhân làm thay đổi hướng khí và sự cân bằng âm dương

1. Tác động thay đổi hướng khí
Làm thay đổi hướng khí hoặc điều chỉnh hướng khí, phản chiếu hướng khí nhằm thay đổi giá trị phong thủy thường sử dụng các tấm gương phẳng hoặc các mặt phẳng bóng sáng khác.

Điều chỉnh hướng khí
Nhà phong thủy sử dụng tấm gương phẳng hứng “sinh khí” vào vị trí cần thiết. Ví dụ:

  • Khi giường kê hoặc bàn đặt sai hướng, một chiếc gương phẳng đặt đúng vị trí sẽ giúp cân bằng khí.
  • Gương phẳng đặt trước nhà có thể phản chiếu góc cạnh của nhà phía trước.

2. Gương phẳng giúp khắc phục thiếu sót của ngôi nhà
Trong một ngôi nhà bị thiếu hụt một góc nào đó, gương phẳng có thể bổ khuyết, tạo cảm giác dài hoặc rộng thêm.

V. Phong thủy với các thuyết lý

1. Phong thủy với thuyết âm dương

Thuyết âm dương Trung Hoa là nền tảng cho các luận giải về phong thủy. Sự mất cân bằng âm dương làm mọi vật trong tự nhiên rối loạn.

Âm dương duy trì sự sống bằng cách bổ sung cho nhau: trong dương có âm, trong âm có dương. Hai yếu tố này phối hợp và thông suốt trong tự nhiên.

2. Phong Thủy và Thuyết Ngũ Hành

Ngũ Hành là một thuyết được các nhà trí gia Trung Hoa đề xướng từ vài nghìn năm trước Công nguyên.

Thuật phong thủy vận dụng rất nhiều kiến thức về Ngũ Hành. Bất cứ một dạng thể nào của thế giới vật chất và các thực thể sống đều được quy thuộc vào một Hành trong Ngũ Hành:

  • Ngũ Hành gồm: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, tạo thành một vòng sinh liên hoàn không dứt.
  • Đồng thời, Thủy, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ cũng tạo thành một vòng khắc chế liên hoàn, tuần tự không ngừng.

Thuật phong thủy áp dụng Ngũ Hành để nhận định tính chất của một khu đất hay một thửa đất. Từ đó, phong thủy đưa ra những nhận định về môi trường của khu đất hoặc địa điểm đất đó. Các nhà địa lý khuyên nên ứng xử như thế nào để có thể tận dụng được những lợi ích mà môi trường mang lại.

  • Ngũ Hành có các tượng nhàm cụ thể hóa khi ta quan sát. (Thuyết Ngũ Hành sẽ trình bày chi tiết ở phần sau để tham khảo).

TÌM HIỂU VỀ PHONG THỦY NHÀ ĐẤT

Những điều cần chú ý khi chọn hướng khí

Không chọn "hướng khí" mà đối chiếu với môi trường bên ngoài bất lợi. Mặc dù "hướng khí" của ta được coi là tốt đối với ta, nhưng nếu các yếu tố bên ngoài tác [...]

Tham chiếu tám phương vị theo thuyết “Tam Nguyên Cung Phi”

Khi áp dụng “hướng khí” theo “tám phương vị tốt xấu”, tốt nhất nên dùng năm Âm lịch để tránh nhầm lẫn. Năm Dương lịch chỉ đi kèm nhằm giúp nhanh nhận biết nếu chỉ [...]

Chi tiết các phương vị tốt, xấu của 8 quẻ trong “Tám phương vị tốt xấu” (Bát Cẩm Trạch)

Hướng khí chung của mỗi Nguyên Kỳ ảnh hưởng đến toàn khu vực, nhưng khí chi tiết lại có sự khác biệt, tùy thuộc vào vị trí cụ thể.

Về thuyết “Tam Ngươn Cung Phi” trong phong thủy Trung Hoa

Thuyết “Tam Ngươn Cung Phi” là một học thuyết cổ của các học giả Trung Hoa, được hình thành cách đây hàng nghìn năm.

Phân biệt hướng nhà và hướng khí – hướng huyền quan

Nhà phong thủy quan tâm đến phương vị của “hướng nhà”, tức hướng lưng nhà (hướng mặt sau của ngôi nhà), và “hướng khí” - hướng của Huyền Quan (tức hướng của cửa chính vào [...]

Cách khắc phục khí không đúng “Hướng Khí”

Cũng dựa vào năm sinh. Song trong thực tế, nếu không thể tìm được “hướng nhà” cho ngôi nhà theo tuổi của chủ nhân, ta có thể vận dụng hướng theo “quẻ” trong “Bát Cẩm [...]

Định Hướng Khí Cho Từng Tuổi Theo Phép Phong Thủy

Hướng nhà hợp tuổi theo phong thủy là hướng nào của cung vị đối với tuổi đó. Đây là hướng "lưng nhà", tức là hướng sau nhà, không liên quan đến hướng khí (hướng trước [...]

Hình Khối Kiến Trúc Nhà Không Lý Quả Cho Gia Chủ

Hình khối kiến trúc của ngôi nhà có ảnh hưởng lớn đến việc thu nạp sinh khí và thải độc khí. Khi các dòng khí chuyển vận bị cản trở, chúng khó lưu thông, dẫn [...]

Ngôi nhà với ngoại hình tốt và không tốt trong phong thủy

Sau lưng nhà có núi, đồi, gò, dồng cao và sạch là "cát trạch" một ngôi nhà ở sẽ có nhiều điều tốt lành. Đây là thế đất vũng mạnh. Nó cản khí tốt, không [...]

Các thử đất có ngoại hình, vị trí không đẹp

Những thửa đất có ngoại hình không đẹp hoặc nằm ở vị trí bất lợi đều cần các phương pháp điều chỉnh và hóa giải phong thủy để giảm thiểu tác động tiêu cực và [...]

Đánh giá các thế đất qua ngoại hình, vị trí

Một thửa đất đáp ứng được những tiêu chí này sẽ giúp gia chủ có tinh thần thoải mái, vui vẻ, bình tĩnh, và yên tâm trong cuộc sống hàng ngày.

Quan điểm về phẩm chất một khu đất, một thửa đất

Thuật phong thủy đánh giá về một khu đất hay về một thửa đất theo phẩm chất, chứ không tính đến kích cỡ to hay nhỏ của khu đất hay thửa đất đó.